Cú Đêm: Bài viết, thủ thuật, hướng dẫn về cấu hình máy chủ, website và kiến thức nâng cao.

Subdomain là gì? Cách tạo Subdomain trên website

Mục nội dung

Khi truy cập vào một trang web, bạn sẽ rất dễ nhận thấy link URL trên thanh tìm kiếm có sự thay đổi ở những địa điểm khác nhau. Phần URL này gọi là tên miền phụ hay còn gọi là subdomain. Đây là yếu tố rất quan trọng trong việc tối ưu website để tăng thứ hạng tìm kiếm. Cùng Cú Đêm Solutions tìm hiểu về Subdomain nhé!

Subdomain là gì?

Subdomain còn có tên gọi khác là tên miền phụ. Đây là một phần thông tin mở rộng được thêm ở đầu tên mình chính (hay gọi là domain) của website. Subdomain cho phép trang web của bạn sắp xếp nội dung theo một chức năng riêng biệt như: Blog, cửa hàng,.. và tách phần còn lại của trang web.

Subdomain còn có tên gọi khác là tên miền phụ
Subdomain còn có tên gọi khác là tên miền phụ

Việc tạo ra subdomain là miễn phí và có thể hoạt động một cách riêng biệt như một trang web bình thường. Subdomain sẽ không làm ảnh hưởng tới bất kì backlinks nào của website chính.

Tại sao cần sử dụng Subdomain?

Subdomain ra đời chính là chìa khóa đem lại sự tiện dụng cho người quản trị web và các doanh nghiệp. Mặc dù chỉ là một phần của website nhưng subdomain vẫn được xem là một thực thể độc lập. Bạn có thể tận dụng subdomain với nhiều mục đích khác nhau.

Giúp người dùng tiếp cận website dễ dàng hơn

Subdomain có nhiều chức năng khác nhau nhưng dễ nhận thấy nhất là tổ chức và quản lý. Nội dung trên website của bạn sẽ rõ ràng hơn và giúp người đọc tìm kiếm đúng chức năng. Nếu bạn đang có ý định thêm nhiều chức năng cho trang web thì bạn có thể dùng subdomain để tách các chức năng này ra khỏi trang web chính. Ví dụ: Forum.website, blog.website, product.website.com,…

Subdomain giúp người dùng tiếp cận website dễ dàng hơn
Subdomain giúp người dùng tiếp cận website dễ dàng hơn

Khi bạn sử dụng subdomain, bạn có thể tiết kiệm được nhiều chi phí khác nhau và không cần phải mua thêm một tên miền mới. Bạn còn có thể tận dụng được lượng traffic từ các website chính và tiếp cận khách hàng nhanh hơn.

Tạo các nội dung được bản địa hóa

Nếu trang web hướng đến nhiều khu vực khác, đa ngôn ngữ thì bạn có thể dùng subdomain để tạo ra content bản địa. Điều này hiệu quả so với việc mua nhiều miền và đặt nhiều ngôn ngữ khác nhau.

Ví dụ: Bạn đang điều hành một chuỗi nhà hàng có nhiều địa điểm bằng một wwebsite chung là www.myrestaurant.com thì khách hàng có thể truy cập thực đơn ở Hà Nội bằng việc thông qua Hanoi.myrestaurant.com rất dễ dàng.

Tham khảo thêm: Hosting là gì? Các loại web hosting hiện nay.

Hướng dẫn cách tạo ra Subdomain

Bước 1: Đặt tên miền phụ – Subdomain

Đầu tiên bạn hãy nghĩ ra một tên phù hợp với chức năng của subdomain. Một số tên miền phù hợp bao gồm như store, shop, blog, support, events,… Bạn cần một cái tên ngắn mô tả được hết chức năng của subdomain và điều tốt nhất là giới hạn trong 1 từ. Điều này giúp cho các URL dễ nhớ và trông gọn gàng hơn.

Cách tạo Subdomain
Cách tạo Subdomain

Bước 2: Đăng nhập vào CPanel

Để tạo nên một subdomain thì trước hết bạn hãy vào quản lý cPanel của nhà cung cấp hosting. Mỗi nhà cung cấp Hosting sẽ có một tài khoản để đăng nhập và setup riêng.

Bước 3: Nhập tên và điều hướng Subdomain về một website

Bạn hãy truy cập vào phần Subdomain hoặc phần Add Subdomains. Sau đó, hãy nhập các thông tin về miền phụ – subdomain, website chính – domain. Lưu ý là hãy nhập đầy đủ tên website chính của mình và mục Documentroot sẽ tạo tự động. Cuối cùng hãy nhất Create.

Bước 4: Khai báo Record DNS

Sau khi thêm Subdomain thì bước tiếp theo của bạn là khai báo Record DNS. Bạn hãy truy cập vào trang quản lý tên miền, điều hướng đến DNS và nhấn chọn Add. Hãy thêm những thông tin cần thiết cho subdomain của mình như tài khoản IP, địa chỉ IP được kết nối với máy chủ.

Bước 5: Chọn Create và đợi Subdomain duyệt

Sau khi tạo xong thì bước tiếp theo của bạn là chờ đợi để duyệt. Thông thường thì sẽ mất 30 phút đến 24 giờ để Subdomain được triển khai và hoạt động.

Cách đặt tên Subdomain website hiệu quả

Đầu tiên, bạn hãy suy nghĩ về các mục tiêu chính của website. Khi không chắc chắn là mình có nên tạo một trang web dưới tên www hay là một subdomain nào đó không. Các mục tiêu của trang phải thuộc www và tùy chỉnh tên các subdomain khác để tạo nên một phần quan trọng của website.

Cách đặt tên Subdomain website hiệu quả
Cách đặt tên Subdomain website hiệu quả

Ví dụ: Bạn đang điều hành một cửa hàng trực tuyến tại Hà Nội và hay viết blog thì bạn hãy đặt tên là www.hanoimywebsite.com cho cửa hàng và có thêm phần blog.hanoimywebsite.com cho phần blog. Nếu bạn viết blog và có bán một ít đồ trên web thì hãy sử dụng www.hanoimywebsite.com cho blog và store.hanoimywebsite.com cho cửa hàng.

Việc triển khai subdomain đúng cách không có gì khó khăn, bạn hãy sắp xếp và quản lý riêng cho mình để tối ưu nhất. Người dùng cũng có thể tìm thấy được những thông tin mà họ cần. Chính vì vậy mà việc triển khai SEO website có subdomain sẽ hiệu quả hơn.

Như vậy, việc sử dụng subdomain rất có lợi cho những ai đang triển khai trên website, đặt biệt là SEO. Cài đặt một subdomain không khó và điều này ai cũng làm được. Nếu như bạn đang khó khăn trong việc tạo lập một subdomain thì hãy liên hệ với Cú Đêm Solutions ngay nhé. Chúc các bạn thành công!!

Bài viết này hữu ích với bạn chứ?
Có hữu íchKhông, quá tệ :(

Thẻ bài viết

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận