Cú Đêm: Bài viết, thủ thuật, hướng dẫn về cấu hình máy chủ, website và kiến thức nâng cao.

DNS là gì? Cách sử dụng DNS chi tiết nhất

Mục nội dung

Hiểu rõ về DNS có thể giúp bạn tiếp cận khách hàng tiềm năng dễ dàng hơn qua việc hiểu rõ cơ chế hoạt động của các hệ thống chuyển đổi của mạng internet.

Dưới đây là thông tin về DNS là gì, những thành phần cơ bản trong hệ thống, chức năng, phân loại DNS server. Bên cạnh đó, Đêm Solution cũng đã cung cấp đến bạn nguyên tắc làm việc, cơ chế vận hành, cách sử dụng, các bước tra cứu DNS và DNS bị lỗi thì điều gì sẽ xảy ra. Hãy cùng Cú Đêm tìm câu trả lời qua bài viết DNS là gì? Cách sử dụng DNS trong môi trường mạng sau đây nhé!

Khái niệm DNS là gì?

DNS chính là hệ thống phân giải tên miền và từ viết tắt của Domain Name System. DNS là hệ thống chuyển đổi các tên miền website ở dạng www.tienmien.com sang một địa chỉ IP tương ứng với tên miền và ngược lại. Các thao tác của DNS với mục đích định vị và gán địa chỉ cụ thể cho thông tin trên internet, có vai trò liên kết các thiết bị mạng với nhau. Chính vì vậy mà, khi nhập tên miền website vào thanh tìm kiếm là bạn sẽ không cần phải nhập địa chỉ IP mà có thể truy cập trực tiếp đến trang website luôn.

DNS là gì?
DNS là gì?

Nguyên tắc làm việc của DNS

Khi máy tính của bạn muốn tìm địa chỉ IP được liên kết với tên miền, trước tiên nó sẽ thực hiện truy vấn DNS của nó thông qua máy khách DNS, thường là trong trình duyệt Web.

Sau đó, truy vấn sẽ chuyển đến máy chủ DNS đệ quy, còn được gọi là trình phân giải đệ quy. Một trình phân giải đệ quy thường được vận hành bởi Nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP), hoặc một số bên thứ ba khác và nó biết máy chủ DNS khác mà nó cần yêu cầu để phân giải tên của một trang web bằng IP của nó địa chỉ. Các máy chủ thực sự có thông tin cần thiết được gọi là máy chủ định danh có thẩm quyền.

DNS được tổ chức theo hệ thống phân cấp. Một truy vấn DNS ban đầu cho một địa chỉ IP được thực hiện cho một trình phân giải đệ quy. Đầu tiên, tìm kiếm này dẫn đến một máy chủ gốc, có thông tin về các miền cấp cao nhất (.com, .net, .org), cũng như các miền quốc gia. Máy chủ gốc được đặt khắp nơi trên thế giới, vì vậy hệ thống DNS định tuyến yêu cầu đến máy chủ gần nhất.

Sau khi yêu cầu đến đúng máy chủ gốc, nó sẽ chuyển đến máy chủ miền cấp cao nhất (TLD nameservers), máy chủ này lưu trữ thông tin cho miền cấp hai, là những từ bạn nhập vào hộp tìm kiếm. Sau đó, yêu cầu sẽ được chuyển đến máy chủ tên miền, máy chủ này sẽ tra cứu địa chỉ IP và gửi nó trở lại thiết bị máy khách DNS để nó có thể truy cập trang web thích hợp. Tất cả điều này chỉ mất vài mili giây.

Những thành phần cơ bản trong hệ thống DNS

Những thành phần cơ bản trong hệ thống DNS
Những thành phần cơ bản trong hệ thống DNS

Không gian tên miền

Không gian tên miền (Domain name space) là môi trường dịch vụ được tạo ra trên Internet, là nơi mà các máy chủ có thể kết nối với nhau thông qua bộ giao thức TCP/IP.

Không gian tên miền lưu trữ các dữ liệu liên quan đến phân cấp tên miền, các cách thức tổ chức để tạo nên một tên miền hoàn chỉnh.

Tên miền

Tên miền được hình thành bởi các ký tự (thường có ý nghĩa hoặc mang tính quy ước) và phân tách bởi dấu chấm (.).

Tên miền cũng được chia thành các cấp độ:

  • Tên miền Top Level – Top Level Domain (VD: .com; .edu; .org;…).
  • Tên miền cấp 2 – Second Level Domain.
  • Tên miền phụ – Subdomain.

Thông thường, các website đều sử dụng bộ ký tự Latinh cho việc đặt tên vì sự đơn giản và thông dụng. Do đó, các thương hiệu Việt thường lựa chọn sử dụng tên thương hiệu tiếng Anh hoặc bỏ dấu thanh điệu cho tên miền website.

Hiện nay, chúng ta đã có thể sử dụng các ký tự Unicode để đặt tên miền bằng tiếng Việt dưới sự hỗ trợ của hệ thống IDNA (Internationalized Domain Names Applicant – Công cụ quốc tế hóa tên miền).

Cú pháp tên miền

Tên miền có thể bao gồm một hoặc nhiều thành phần. Mỗi thành phần được coi là một nhãn và ngăn cách bằng dấu chấm.

Khi hệ thống phân giải tên miền DNS hoạt động, quy trình của chúng sẽ bắt đầu từ phải qua trái. Ví dụ như website www.example.com, DNS sẽ bắt đầu từ nhãn “com” sang nhãn “example” và cuối cùng là nhãn “www”.

Máy chủ tên miền

Không giống như các máy chủ thông thường sẽ lưu trữ dữ liệu của website, máy chủ tên miền chỉ lưu trữ thông tin về hoạt động liên kết và những dữ liệu liên quan đến tên miền.

Hiểu theo cách đơn giản thì các thông tin lưu trữ trong máy chủ tên miền chính là không gian tên miền. Mỗi tên miền sẽ sử dụng ít nhất một máy chủ DNS để chứa dữ liệu liên quan đến tên miền đó.

Hệ thống phân giải tên miền (Domain Name System) vận hành nhờ một hệ thống dữ liệu phân tán, điểm kết nối của hệ dữ liệu này liên kết với một máy chủ tên miền. Có hai dạng máy chủ tên miền cơ bản trong hệ thống này là primary và secondary.

Bên cạnh đó, các máy chủ tên miền có khả năng trả lời truy vấn DNS từ dữ liệu gốc được gọi là máy chủ tên miền có thẩm quyền (Authoritative name server).

Sử dụng DNS như thế nào?

Vì tốc độ của DNS khác nhau, người dùng có thể tự chọn DNS server cho riêng mình. Trong trường hợp sử dụng DNS của nhà cung cấp mạng, người sử dụng không cần phải điền địa chỉ DNS vào kết nối mạng của mình.

Sử dụng DNS như thế nào?
Sử dụng DNS như thế nào?

Trong trường hợp sử dụng máy chủ DNS khác, người dùng sẽ phải điền địa chỉ cụ thể của máy chủ đó vào. Để thay đổi DNS Server, bạn có thể làm như sau:

  • Bước 1: Trước tiên, bạn vào phần Control Panel, nhấn Start Menu lên sau đó gõ Control Panel là thấy.
  • Bước 2: Tại đây bạn truy cập vào View network status and tasks.
  • Bước 3: Sau đó truy cập vào mạng internet bạn đang sử dụng
  • Bước 4: Tiếp theo nhấn vào phần Properties, nơi đây sẽ cho phép chúng ta thay đổi DNS máy tính.
  • Bước 5: Bạn sẽ thấy có một phần tên là Internet Protocol Version 4, hãy nhấn vào đó.
  • Bước 6: Trong Internet Protocol Version 4 lựa chọn Use the following DNS server addresses và tiến hành đổi DNS tại đây.

Cuối cùng nhấn vào OK để xác nhận thiết lập vừa rồi, như vậy là chúng ta đã hoàn tất công đoạn thay đổi DNS.

Tại sao DNS dễ bị tấn công?

Trước khi tìm hiểu về vấn đề này, bạn cần hiểu quá trình tên miền chuyển thành địa chỉ IP là quá trình phân giải DNS. Khi người nào đó nhập một địa chỉ website vào trình duyệt web, trình duyệt web sẽ trực tiếp liên hệ với máy chủ tên miền để lấy địa chỉ IP tương ứng. Hiện nay, có hai dạng máy chủ tên miền:

Máy chủ tên có thẩm quyền: máy chủ có nơi lưu trữ thông tin đầy đủ về một vùng.

Máy chủ tên đệ quy: có vai trò trả lời các truy vấn DNS của người dùng internet, cũng là nơi lưu trữ các kết quả phản hồi của DNS trong một khoảng thời gian.

DNS thường dễ bị tấn công nguyên nhân thường đến từ máy chủ tên đệ quy. Cụ thể, khi nhận phản hồi, các phản hồi đó sẽ được lưu vào bộ nhớ tạm nhằm tăng tốc độ truy vấn những lần tiếp theo. Việc này dẫn đến việc các đối tượng trung gian thay đổi các bản ghi theo ý muốn của họ.

Ngoài ra, DNS dễ bị tấn công còn đến từ máy chủ bị phơi nhiễm. Có một số cách chính mà tin tặc có thể lấy được thông tin như:

  • Một ứng dụng đang được sử dụng với tổ chức của bạn có liên kết trực tiếp đến máy chủ gốc của bạn và liên kết đó đang được phát hiện
  • Vô tình tiết lộ các bản ghi DNS trên hệ thống

Trên đây là bài viết chia sẻ đến bạn hiểu rõ hơn khái niệm DNS là gì, thành phần cũng như cách sử dụng DNS nó một cách chi tiết nhất. Hy vọng với thông tin trên sẽ giúp bạn có thêm nguồn tham khảo và hỗ trợ phần nào trong việc tạo website. Nếu bạn có thắc mắc hay cần tư vấn gì, đừng ngần ngại hãy liên hệ với Đêm Solution liền để được giải đáp nhanh nhất nhé!

Bài viết này hữu ích với bạn chứ?
Có hữu íchKhông, quá tệ :(

Thẻ bài viết

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận