Cú Đêm: Bài viết, thủ thuật, hướng dẫn về cấu hình máy chủ, website và kiến thức nâng cao.

Wireframe là gì? Tại sao nên dùng Wireframe trong thiết kế website

Mục nội dung

Thuật ngữ wireframe chắc hẳn đã quá đỗi quen thuộc đối với những người làm thiết kế chuyên nghiệp. Đây là một trong những quá trình quan trọng để làm ra giao diện của sản phẩm. Wireframe là cầu nối, giúp cho các nhà thiết kế, developer và product manager có thể dễ dàng nói chuyện, làm việc với nhau. Vậy Wireframe là gì? Tại sao nên sử dụng trong thiết kế website? Dưới đây là những thông tin chi tiết mà Cú Đêm Solution cung cấp giúp giải đáp cho thắc mắc này.

Wireframe là gì?

Trên internet, Wireframe có nhiều cách định nghĩa khác nhau, tuy nhiên hiểu một cách đơn giản nhất, Wireframe là một bản vẽ đường đen trắng, như một khung sườn được sử dụng trong thiết kế web ở giai đoạn đầu. Wireframe cung cấp cho các bên liên quan một bản trình bày trực quan về cấu trúc, bố cục và kiến trúc thông tin của trang web. Nó giúp các thành viên trong nhóm thiết kế ưu tiên vị trí của nội dung trên một trang, đồng thời sớm xác định được các vấn đề về trải nghiệm người dùng (UX).

Wireframe là gì?
Wireframe là gì?

Thông thường, các designer thường trao đổi với nhau các vấn đề xung quanh wireframe mà không phải là bản thiết kế cuối cùng để dễ dàng thay đổi, chỉnh sửa, lên ý tưởng cho sản phẩm/website.

Ai nên dùng Wireframe?

Wireframe được sử dụng phổ biến bởi những nhà thiết kế web nhằm phác thảo nên bố cục website và định hình bố cục thành phần. Nhưng các nhà thiết kế thường nói vui rằng wireframe như “làm dâu trăm họ” khi mà nó cho phép bất kỳ ai tham gia vào dự án cũng có thể sử dụng. Bao gồm cả khách hàng của bạn.

Các đối tượng nên sử dụng Wireframe trong thiết kế website đó là:

  • Graphic Designer: Dựa theo thông tin wireframe mà những Graphic Designer sẽ thiết kế các bản mockup với giao diện chi tiết. Từ đó sẽ tạo ra bản thiết kế cuối cùng và khách hàng có thể nhìn rõ về cấu trúc website của mình.
  • Developer: Dựa vào bản Wireframe mà các Developer nắm rõ được các chức năng cần thiết để tạo nên website. Tạo nên Front-End giao diện chính cho người sử dụng; thiết lập Backend xử lý công việc.
  • Business Analyst: Dùng Wireframe để xác định giao diện được thể hiện đúng thông tin và việc tương tác của người dùng trên website một cách trực quan.
  • Bộ phận kinh doanh: Project Manager, Product Manager,… sẽ sử dụng Wireframe như một checklist để đáp ứng các yêu cầu từ khách hàng, từ đó điều chỉnh được chiến lược marketing bán hàng.
  • Các bên liên quan: Các Partner, khách hàng… dùng Wireframe để xác nhận xem thiết kế đã làm theo đúng hợp đồng đã thỏa thuận hay chưa.

Tại sao nên dùng Wireframe trong thiết kế website?

Các chuyên gia thiết kế khuyến khích sử dụng wireframe trong thiết kế nhằm giúp quá trình tạo ra sản phẩm website nhanh chóng và ấn tượng hơn. Sử dụng công cụ này, bạn sẽ thấy được vô vàn lợi ích bất ngờ.

Định hình bố cục và kiến trúc thông tin cho website

Việc sử dụng wireframe sẽ giúp bạn đặt viên gạch đầu tiên, tạo một nền móng hoàn hảo cho quá trình xây dựng web. Một bản nháp thiết kế gồm nội dung cơ bản với giao diện, layout web hay ứng dụng nào đó trong UI/UX. Thông qua bản nháp đó, người thiết kế định hình bố cục, cấu trúc thông tin đồng thời cũng điều chỉnh được cho đến khi ưng ý.

Thống nhất ý tưởng dự án với khách hàng nhanh hơn

Thống nhất ý tưởng với khách hàng càng nhanh thì việc triển khai thiết kế sẽ sàng sớm và dễ dàng hơn. Đây hẳn đều là mong muốn của bất kỳ nhà thiết kế nào khi bắt đầu một dự án. Với wireframe, bạn sẽ nhanh chóng truyền tải được ý tưởng của mình. Khách hàng thông qua wireframe có thể mường tượng được bốc cục, giao diện trong như thế nào và đưa ra phản hồi sớm.

Wireframe có nhiều ưu điểm nổi bật trong thiết kế website
Wireframe có nhiều ưu điểm nổi bật trong thiết kế website

Không chỉ vậy, với chức năng chia sẻ mọi người, các thành viên trong nhóm phát triển web hay bất kỳ ai tham gia vào quá trình tạo ra sản phẩm cũng có thể hiểu, góp ý và cộng tác hiệu quả.

Đảm bảo triển khai đồng bộ và đúng hướng

Nhờ wireframe, các bên liên quan đều đi tới một thống nhất chung, bạn có thể tiến hành triển khai một cách đồng bộ. Với bản phác thảo sơ bộ wireframe, các nhà thiết kế có một tài liệu tham khảo, định hướng các bước đi. Bạn sẽ tránh được tình trạng sửa đổi liên tục do không đồng thuận từ đầu. Đồng thời, wireframe cho phép liên tục dễ dàng, các thành viên cũng có thể giữ liên lạc, tập trung hơn vào thực hiện các mục tiêu của dự án.

Tiết kiệm thời gian và chi phí

Wireframe được thiết kế bài bản sẽ giúp rút ngắn thời gian bàn bạc. Điều này giúp tối ưu thời gian, chi phí & công sức để phát triển dự án tốt hơn. Vừa tạo được một website bài bản, vừa thực hiện một cách năng suất, bạn cũng sẽ tạo được ấn tượng tốt về độ chuyên nghiệp trong mắt khách hàng.

Tập trung nhiều hơn vào tính năng

Nhìn vào wireframe, các nhà thiết kế website sẽ có ý tưởng và nguồn cảm hứng. Dựa vào đó, người thiết kế có thể phân tích bố cục, tập trung hơn vào tạo các tính năng cho sản phẩm.

Wireframe cũng chỉ ra cho bạn những sai sót có thể tiềm ẩn trong kiến trúc, chức năng trên website. Việc tập trung vào các tính năng và khả năng từ dụng từ sớm đặc biệt quan trọng. Bởi nó sẽ tối ưu chi phí, giúp dễ dàng hơn nhiều khi khắc phục các sự cố trong giai đoạn thiết kế sau khi bạn bắt tay vào dự án.

Dễ dàng điều chỉnh khi có lỗi

Wireframe có tính linh hoạt cao về dễ dàng sửa đổi khi chưa xây dựng được những chi tiết ưng ý. Điều này đem tới sự thuận lợi và cảm giác hài lòng cho chính nhà thiết kế. Đối với khách hàng, wireframe sẽ giúp họ cân đông đo đếm được những nhu cầu để tạo ra những chức năng, nội dung đúng nhu cầu.

Bên cạnh các lợi ích trên, wireframe còn tạo ra một số lợi thế khi trong quá trình thực hiện dự án website. Công cụ này làm quá trình thiết kế lặp đi lặp lại có quy trình, giúp thiết kế dễ dàng, chuyên nghiệp và đi vào khuôn khổ. Từ đó, nhà thiết kế sẽ định hình được sản phẩm cuối cùng một cách tiêu chuẩn, đẹp và chính xác.

Nhược điểm của wireframe

Tuy có rất nhiều ưu điểm nhưng wireframe vẫn tồn tại những khuyết điểm. Tuy nhiên, những khuyết điểm này rất nhỏ, bạn phải để ý kỹ mới có thể nhận ra.

Do các wireframe không gồm bất kỳ thiết kế hay yêu cầu kỹ thuật nào nên không phải bất cứ lúc nào khách hàng cũng có thể dễ dàng nắm bắt được khái niệm/thuật ngữ này. Các nhà thiết kế website cũng phải dịch các wireframe thành một thiết kế. Khi làm việc cần có sự phối hợp giữa nhà thiết kế và copywriter để tạo cho phần nội dung website cho phù hợp.

Các công cụ thiết kế wireframe phổ biến

Có không ít các công cụ để có thể tạo nên Wireframe với nhiều tính năng khác nhau. Bạn nên lựa chọn cho mình một công cụ để hỗ trợ cho bạn dễ dàng từ bản phác thảo cho tới các thiết kế UI UX cuối cùng. Một số công cụ được các Designer yêu thích trong thiết kế Wireframe đó là:

Các công cụ thiết kế wireframe phổ biến
Các công cụ thiết kế wireframe phổ biến

Omnigraffle

Omnigraffle khá thích hợp đối với các designer sử dụng Macbook. Bởi nó sở hữu một kho thư viện lớn với các tính năng hỗ trợ thiết kế dành cho người dùng. Tuy các thao tác có phức tạp nhưng Omnigraffle sở hữu các tính năng vô cùng thông minh như: hỗ trợ tùy biến các thành phần trong bản thiết kế, tự động căn các layout, sở hữu công cụ vẽ đồ thị và Smart Guide.

Axure

Là công cụ được ra mắt khá lâu. Phần mềm này hỗ trợ tạo Wireframe rất chuyên nghiệp với những tính năng mô tả bố cục, nội dung và giao diện người dùng nhanh chóng. Tính năng kéo thả rất hữu ích cho các Designer. Axure đang được các nhà phát hành thường xuyên cập nhật để cải thiện về chất lượng và hiệu quả trên hệ điều hành Windows.

Illustrator

Khi thiết kế Wireframe thì phần mềm Adobe Illustrator được xem là lựa chọn hàng đầu dành cho các Designer. Illustrator có thể hỗ trợ thiết kế các giao diện diện Wireframe phức tạp nhanh chóng bởi có các tính năng xử lý thông tin thông minh. Adobe Illustrator hỗ trợ nhiều định dạng lưu file: PNG, PSD, … để chỉnh sửa sao chép nhanh chóng.

Như vậy nội dung chia sẻ trên, chắc hẳn bạn đọc đã hiểu Wireframe là gì và những lý do nên sử dụng Wireframe. Một điều không thể phủ nhận là bất kể bạn đang hoạt động trên lĩnh vực nào hoặc thiết kế cho nền tảng nào thì Wireframe có thể giúp bạn thiết kế và thực thi những trải nghiệm người dùng hoàn hảo. Hy vọng những thông tin trên sẽ rất bổ ích cho bạn khi sử dụng Wireframe hợp lý nhằm tiết kiệm được chi phí và thời gian khi thử nghiệm dự án.

Bài viết này hữu ích với bạn chứ?
Có hữu íchKhông, quá tệ :(

Thẻ bài viết

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận