Cú Đêm: Bài viết, thủ thuật, hướng dẫn về cấu hình máy chủ, website và kiến thức nâng cao.

Hướng dẫn tạo và phân quyền user trong WordPress chi tiết nhất

Mục nội dung

Phát triển và quản lý website trở thành một phần không thể thiếu, không thể bỏ qua đối với mỗi doanh nghiệp, tổ chức. Để xây dựng một website wordpress hiệu quả, chất lượng thì chú ý tới tạo và phân quyền user trong WordPress là không thể thiếu. Qua đó việc quản lý, duy trì hoạt động của website mới có được hiệu quả cao như yêu cầu.

Vai trò của user là gì?

User chính là nơi mà người sở hữu trang web tiến hành quản lý, tạo hay xóa, hoặc phân quyền cho người khác có quyền truy cập vào trang quản trị website wordpress. Qua đó hoạt động của website mới có được sự ổn định và hiệu quả cần thiết. Đối với user trong wordpress có những vai trò riêng.

User trong wordpress
User trong wordpress

Vai trò của user trên wordpress được phân chia theo 6 nhóm người dùng chính. Mỗi nhóm người dùng cụ thể sẽ có những vai trò riêng, hoàn toàn khác biệt. Trong đó có một số người dùng được quyền kiểm soát toàn bộ các tính năng quan trọng, song một số người dùng khác thì hoàn toàn không.

Các bước tạo và phân quyền user trong wordpress

Việc tạo và phân quyền user trong wordpress cần được thực hiện đầy đủ và hiệu quả. Nó giúp quản lý, duy trì hoạt động của web wordpress ổn định, có được kết quả tốt như yêu cầu thực tế của công việc. Trong đó các bước cần thực hiện cho từng mục đích cụ thể sau.

Tạo và phân quyền user trong wordpress
Tạo và phân quyền user trong wordpress

Lưu ý trước khi tiến hành tạo user

  • Khi tiến hành việc tạo một user mới chúng ta nên nhấn chọn vào gửi mật khẩu và username tới email tự động từ đó người dùng sẽ có thể đăng nhập ngay lập tức nếu có nhu cầu.
  • Với người dùng thông thường trên blog nên chú ý cân nhắc việc cấp quyền author hay contributor bởi lúc này họ có khả năng tự đăng bài viết mà không cần chờ phê duyệt. Điều này đôi khi không tốt, khiến chúng ta khó kiểm soát được website.
  • Roles hoàn toàn có thể thay đổi mọi lúc khi cần bởi administrator mà chỉ cần thực hiện việc chỉnh sửa ngay trong phần profile.
  • Nên để vai trò mặc định của user đăng ký mới là subscriber để tránh người dùng có được những quyền hạn không cần thiết, từ đó vượt khỏi tầm kiểm soát xảy ra những vấn đề không đáng có.

Các bước tạo và phân quyền cho user trên website

Thực hiện tạo và phân quyền quản lý cho user trong website wordpress đòi hỏi chúng ta cần thực hiện theo đầy đủ các bước:

Bước 1: Thực hiện truy cập vào Dashboard của wordpress sau đó tiến hành chọn vào mục User, sau đó chọn vào Add New.

Add New
Add New

Bước 2: Bảng hiển thị ra các trường để thực hiện khai báo thông tin cho user mới. Đối với những trường có hiển thị required tức là bắt buộc cần khai báo. Trong đó các trường cụ thể là:

  • Username: tên đăng nhập cho người dùng mới.
  • Email: địa chỉ email người dùng mới sử dụng.
  • First Name: tên của người dùng mới.
  • Last Name: họ của người dùng mới.
  • Website: địa chỉ của website của người dùng mới.
  • Password: mật khẩu.
  • Repeat Password: thực hiện nhập lại mật khẩu.
  • Send User Notification: trường này giúp mật khẩu và tên đăng nhập sẽ được gửi tự động vào email cho người dùng mới.
  • Role: các nhóm thành viên mà người dùng mới được tham gia.
  • Bước 3: khi các thông tin của user mới đã được điền đầy đủ thì lúc này nhấn vào mục Add New User.

Hướng dẫn cách chỉnh sửa thông tin user trong wordpress

Khi cần chỉnh sửa thông tin của người dùng trên web wordpress, hay quyền hạn của người dùng chúng ta chỉ cần tiến hành với vài bước là:

  • Bước 1: truy cập vào danh sách các user hiện có trên web wordpress với các thao tác như ở mục trên đã đề cập.
  • Bước 2: Nhấn vào mục Edit nằm dưới tên của từng user để thực hiện chỉnh sửa thông tin.
  • Bước 3: Profile của user lúc này sẽ được hiển thị đầy đủ. Chúng ta thực hiện việc chỉnh sửa theo yêu cầu và cuối cùng nhấn vào Update Profile để hoàn thành.

Các bước để xóa user trên web wordpress

Tạo mới, chỉnh sửa, hay xóa user trên website wordpress đều cần được nắm bắt đầy đủ. Nó giúp chúng ta có được sự chủ động cần thiết trong quản lý, duy trì hoạt động của một website cụ thể. Đối với việc xóa user trên wordpress chúng ta tiến hành theo các bước:

  • Bước 1: Truy cập vào tài khoản quản lý trên wordpress, trên dashboard chúng ta nhấn vào Users, chọn vào All Users.
  • Bước 2: Lúc này danh sách của các user đã được thêm sẽ hiển thị đầy đủ. Chúng ta nhấn trực tiếp vào dòng Delete ngay bên dưới của tên user cần xóa là quá trình được hoàn thành.

Khi thực hiện xóa user trên danh sách của web wordpress chúng ta có thể giải quyết các bài viết mà họ đã đăng trên website theo 2 phương án. Một là xóa toàn bộ các bài viết, hai là giữ lại toàn bộ và gán vào cho một user khác.

Xóa user trên web wordpress
Xóa user trên web wordpress

Phân quyền user trong WordPress gồm những vai trò nào?

Khi thêm mới user thì vai trò, chức năng hay nhiệm vụ của user là một yếu tố vô cùng quan trọng, bạn cần phải cân nhắc, lựa chọn phân quyền cho user một cách phù hợp để có thể kiểm soát, hạn chế được user truy cập vào những nơi quan trọng. Những chức năng mà bạn có thể phân quyền cho user là:

Administrator

Administrator là quyền cao nhất trong WordPress. Khi cài đặt WordPress bạn sẽ được gán cho quyền này. Bạn có thể can thiệp, kiểm soát toàn bộ các vấn đề liên quan đến việc thiết lập và cài đặt trên website.

Administrator
Administrator

Các quyền của Administrator cụ thể gồm: Thêm bài viết mới, chỉnh sửa, xuất bản hoặc xóa bài viết (Posts), thêm trang, chỉnh sửa hoặc xóa trang (Pages), kiểm duyệt bình luận (Comment moderation), quản lý người dùng (Users), thiết lập các cài đặt (Settings).

Editor

Editor hay biên tập viên, là quyền quản lý, xuất bản bất cứ một bài post nào (bao gồm cả các bài được tạo bởi người dùng khác). Editor bao gồm quyền thêm, chỉnh sửa, xuất bản và xóa bài viết (Posts), trang (Pages), kiểm duyệt bình luận (Comments moderation), và cũng có thể tự chỉnh sửa trang cá nhân.

Hạn chế của một Editor là họ sẽ không có quyền trong khu vực Setting, Theme, Plugin. Editor có thể phê duyệt được các bài viết của cộng tác viên, xem được những bài viết khi để ở chế độ riêng tư.

Bạn nên hết sức cẩn thận khi phân quyền này cho một user, bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng, lựa chọn người bạn thực sự tin tưởng, người có tính cẩn thận, có trách nhiệm cao bởi những đặc quyền của Editor gây mức độ ảnh hưởng lớn tới toàn bộ nội dung của website.

Author

Author nghĩa là quyền tác giả, họ có quyền quản lý, up ảnh và xuất bản bài post của người dùng (user) ngay lập tức. Một Author có thể thêm, sửa, xuất bản và xóa bài viết (Posts), họ có quyền chỉnh sửa trang cá nhân của user.

Tuy nhiên, với những nội dung không phải do họ tạo ra thì họ không có bất cứ quyền nào đối với nội dung đó. Khi bạn muốn cấp cho những người viết bài một thời gian dài thì sử dụng quyền Author. Nếu đến một thời gian nào đó Author này không muốn cộng tác với bạn nữa, khi ấy bận nên điều chỉnh quyền Author của người đó sang mức độ theo dõi là Subscriber để tránh rủi ro, tránh sự phá hoại nào đó.

Contributor

Contributor là cộng tác viên, đây là quyền quản lý bài viết tức họ có thể chỉnh sửa bài viết bài viết của chính họ nhưng lại không có khả năng xuất bản mà phải thông qua review của người nào đó có quyền cao hơn, có quyền xuất bản chính thức bài viết của Contributor. Đương nhiên, cộng tác viên cũng sẽ không có quyền xóa một bài viết hay một nội dung nào đó nếu nó đã được xuất bản.

Contributor
Contributor

Subscriber

Subscriber có nghĩa là thành viên đăng ký, người theo dõi, đây được coi là quyền thấp nhất vì họ chỉ có thể chỉnh sửa trang cá nhân của chính người dùng chứ không thể tạo hay chỉnh sửa các nội dung trên website.

  • Cuối cùng là một số điều cần biết khi phân quyền trong website WordPress
  • Khi phân quyền WordPress cho người dùng mới thì người đó sẽ nhận được Email gồm mật khẩu và tên đăng nhập ngay lập tức.
  • Quyền của user có thể được thay đổi bởi Administrator bất kể lúc nào (chỉnh sửa trong mục User Profile).
  • “No role for this site” được sử dụng khi bạn vẫn muốn giữ tài khoản của người dùng nhưng lại không cho họ có bất cứ quyền làm gì.
  • Bạn sẽ có thêm quyền Super Admin Role nếu bạn đang chạy Multisite. Nó sẽ giúp bạn quản lý, kiểm soát toàn bộ website, thay thế cho Administrator thực hiện các tác vụ: quản lý Themes, Plugin, Users, WordPress,…

Việc tạo và phân quyền user trong wordpress chúng ta có thể tiến hành đơn giản với hướng dẫn chi tiết kể trên. Hy vọng bài viết trên của Cú Đêm Solutions sẽ giúp người quản lý cao nhất của một website có thể tạo tài khoản riêng cho người dùng, phân quyền cho họ để cùng phát triển website hiệu quả, chất lượng. Có được những thông tin cần thiết càng nâng cao hiệu quả quản lý web wordpress như ý.

Bài viết này hữu ích với bạn chứ?
Có hữu íchKhông, quá tệ :(

Thẻ bài viết

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận