Cú Đêm: Bài viết, thủ thuật, hướng dẫn về cấu hình máy chủ, website và kiến thức nâng cao.

Giới thiệu các mục chức năng trên bảng quản trị của WordPress.

Mục nội dung

Wordpress dashboard là gì? Những điều quản trị viên website WordPress không thể không biết

Các chức năng chính của wordpress

Các chức năng chính của wordpress

Dashboard (bảng tin)

  • Trang chủ

Đây là phần đầu tiên bạn sẽ thấy khi đăng nhập vào trang quản trị, theo quan điểm cá nhân thì nó không giúp ít được gì nhiều. Nên bạn có thể tắt nó đi để làm nhanh hơn quá trình đăng nhập vào trang quản trị.
Bạn xem như trong hình thấy cái nào không cần thiết thì tick bỏ chọn nó đi là được.

  • Cập nhập

Như tiêu đề đây là phần mà các thông báo liên quan đến việc cập nhật như là Source code WordPress, plugin, theme WordPress. Bạn cứ yên tâm khi có cập nhật nó sẽ tự động thông báo cho bạn biết.

Lưu ý: Trước khi update bất cứ phần nào, bạn cần backup lại source code và database để tránh tình trạng update xong là hư luôn website nhé!

Posts (bài viết) – quan trọng

Đây là phần các bài viết của bạn sẽ hiện trên website, với những bạn thích viết Blog thì đây là phần mà các bạn quan tâm nhiều nhất.

  • Tất cả bài viết

Chủ yếu liệt kê tổng quan về bài viết hiện có, ở đây tôi có viết sẵn vài bài về chủ đề WordPress bạn có thể thấy.

  • Viết Bài mới

Nơi bạn tạo mới và chỉnh sửa bài viết cũ.

  • Chuyên mục

Tại đây bạn có thể liệt kê các chủ đề cho các bài viết của bạn, giúp cho người đọc dể tìm nội dung hơn, cũng như làm cho website của bạn đơn giản với người dùng nhất.
Ví dụ: Nếu bạn làm website về hoa thì bạn có thể liệt kê một số danh mục như sau
Hoa (Danh mục chính)
— Hoa Hồng (Danh mục con)
—- Hồng Leo (sub-danh muc con)
—- Hồng chậu
— Hoa Lan
— Hoa vạn thọ

Sau khi tạo danh mục thì khi viết bài bạn muốn bài viết nằm trong danh mục nào thì tick vào danh mục đó là được.

Media (thư viện)

Đây là nơi bạn sẽ upload dữ liệu của mình lên website, như là hình ảnh, các dạng file docx, pdf… các file giải trí mp3, mp4 các file video v.v.

Việc upload các dữ liệu lên website xem ra vô cùng đơn giản chỉ cần kéo thả là ok. Tuy nhiên có một số trường hợp các bạn upload lên bị lỗi có thể do phần Hosting bạn đang sử dụng, hoặc do các plugin liên quan đến Cache.

Để tránh trường hợp liên quan đến Hosting bạn nên tham khảo các nhà cung cấp hosting chất lượng nhé!

Pages (trang) – quan trọng

Phần này cũng tương tự như phần bài viết, chỉ có khác là ở phần này thì một trang hoàn toàn độc lập không có sự liên kết nào.

  • Tất cả các trang

Liệt kê các trang có trong website.

  • Thêm trang mới

Tạo một trang mới trên website.

Thường phần trang chủ yếu bạn sẽ viết một dạng bài giới thiệu, chính sách, thanh toán, liên hệ…

Khác nhau chính giữa bài viết và trang là:

  • Posts có hỗ trợ phân loại bài viết theo chủ đề, page thì không.
  • Pages có hỗ trợ phân cấp cho từng trang, Post thì không.
  • Page có hỗ trợ một số chức năng tạo page, template có sẵn, Post thì không.
  • Post có hỗ trợ hiển thị RSS, page thì không.
  • Post khi xuất bản bài viết sẽ tự động hiện trên website, còn page thì ta phải cấu hình bằng tay.

Comments (phản hồi)

Tại đây bạn sẽ biết được có bao nhiêu bình luận trên website của bạn, nếu website của bạn thường xuyên có những bình luận thì bạn nên để phần bình luận này trên phần bản tin nhé!

Appearance (giao diện) – quan trọng

  • Giao diện

Đây là phần mà bạn sẽ cài đặt các giao diện có sẵn được WordPress hỗ trợ miễn phí, hoặc bạn có thể tự cài đặt các bản theme WordPress mà bạn mua ở bên các đơn vị cung cấp theme WordPress.

  • Tùy chỉnh

Phần mà bạn sẽ cấu hình cho theme hiện tại của mình, ở phần này có rất nhiều trường hợp khác nhau, nên thường bạn phải đọc hiểu Doc của theme mới có thể hiểu được cách tùy chỉnh phù hợp.

  • Widget

Có thể gọi widget là một tính năng hỗ trợ cho website, widget hỗ trợ bạn chèn các ứng dụng, các đoạn code, hình ảnh hỗ trợ phần giao diện website.
Đây cũng là một phần bạn cần phải quan tâm và tìm hiểu thêm, trong phạm vi bài viết này tôi không thể nói sâu hơn.

  • Menu

Thường khi bạn vào một website nào đó bạn sẽ thấy một thanh ngang chứa các danh mục menu liên quan đến chủ đề mà website muốn nói đến. Và đây chính là nơi bạn cấu hình cho phần đó.
Ví dụ:
Menu

Sub-menu

  • Sửa:

Đây là phần bạn chỉnh sửa website của bạn thông qua coding (Phần này chủ yếu dành cho các bạn rành về code, nếu bạn không rành thì hạn chế chỉnh sửa ở đây).

Plugins (gói mở rộng) – quan trọng

Ở mục này chắc chắn bạn sẽ thường xuyên truy cập vào vì khi sử dụng WordPress thì plugin là một phần linh hồn của nó. Giúp website của bạn chỉnh chu, tối ưu và hỗ trợ rất nhiều trong việc quản trị website.

  • Đã cài đặt

Liệt kê cho bạn thấy các plugin đã được cài đặt trên web.

  • Cài mới

Cài các plugin có sẵn trên WordPress, hoặc cài các gói plugin bạn mua bên thứ 3.

User (thành viên)

Ở phẩn này chủ yêu bạn sẽ có thể thực hiện xem, thêm mới, cấu hình, chỉnh sửa hồ sơ cho các thành viên quản lý, quản trị viên, hay khách hàng, thành viên của website.

Tools (công cụ)

Phần công cụ giúp bạn có thể xuất hoặc nhập các bài viết, trang trên website của bạn.

  • Nhập vào

Phần này chủ yếu liên quan đến việc khi bạn chuyển đổi website, hoặc thay một theme mới thay thế cho theme cũ, cần giữ lại các bài viết, hình ảnh … lúc này bạn cần có một số file có đuôi .xml

  • Xuất ra

Tương tự như phần nhập vào thì xuất là là lúc bạn muốn backup dữ liệu thuần cơ bản qua một website khác, nhằm tránh mất các dữ liệu.

Tuy nhiên thường ít người sử dụng 2 công cụ này, thay vào đó họ sử dụng các plugin hỗ trợ backup toàn diện, đặc biệt là nhanh chóng hơn rất nhiều.

Setting (cài đặt)

  • Tổng quan

Ở đây bạn có thể cấu hình một vài thông số liên quan đến website của bạn, định dạng cơ bản cho web.

  • Viết

Trong phần này bạn chỉ cần lưu ý đến mục “Dịch vụ cập nhật“.
Đây là mục khi bạn đăng một bài viết mới nào đó WordPress sẽ tự động thông báo tới các dịch vụ mà bạn cập nhật.

  • Thảo luận

Đây là phần bạn cấu hình một số thông số liên quan đến phần bình luận.

  • Đường dẫn tĩnh

Đây là phẩn bạn cần phải quan tâm vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến việc SEO website của bạn, nếu cấu hình không đúng phần này bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn.

Bài viết này hữu ích với bạn chứ?
Có hữu íchKhông, quá tệ :(

Thẻ bài viết

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận