Cú Đêm: Bài viết, thủ thuật, hướng dẫn về cấu hình máy chủ, website và kiến thức nâng cao.

DNS là gì? Chức năng, phân loại DNS Server

Mục nội dung

DNS Server được biết đến là hệ thống phân giải, chuyển đổi tên miền có những chức năng, vai trò quan trọng trong mạng Internet, trong bảo vệ thông tin cho người dùng. Bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu về các khái niệm của DNS, về DNS là gì, các chức năng của DNS Server dùng để làm gì?

DNS là gì? DNS là viết tắt của từ gì?

DNS, viết tắt của Domain Name System, được hiểu là hệ thống phân giải tên miền. Nghĩa là, đây là một hệ thống chuyển đổi các tên miền website, chuyển từ dạng www.tenmien.com sang dạng địa chỉ IP tương ứng với tên miền và ngược lại. Bên cạnh đó, các thao tác này có DNS có vai trò lớn trong liên kết các thiết bị mạng với nhau trong việc định vị và gán địa chỉ cụ thể cho các thông tin trên internet.

DNS là gì?
DNS là gì?

Chức năng của DNS Server?

Máy chủ DNS hoạt động như một phương tiện để các thiết bị phân tán truy cập vào tên miền và duyệt internet. Để theo dõi, các địa chỉ IP này được thu thập trong cơ sở dữ liệu nằm trên một loạt máy tính được gọi là máy chủ tên miền (DNS).

Khi một người truy cập một trang web, trình duyệt sẽ đến thẳng website mà không cần phải thông qua việc nhập địa chỉ IP của trang web. Quá trình “dịch” tên miền thành địa chỉ IP để cho trình duyệt hiểu và truy cập được vào website là công việc của một DNS server.

Máy chủ DNS hoạt động như một phương tiện để các thiết bị phân tán truy cập vào tên miền và duyệt internet. Để theo dõi, các địa chỉ IP này được thu thập trong cơ sở dữ liệu nằm trên một loạt máy tính được gọi là máy chủ tên miền (DNS).

Khi một người truy cập một trang web, trình duyệt sẽ đến thẳng website mà không cần phải thông qua việc nhập địa chỉ IP của trang web. Quá trình “dịch” tên miền thành địa chỉ IP để cho trình duyệt hiểu và truy cập được vào website là công việc của một DNS server.

Cơ chế hoạt động của DNS

Để hiểu hơn các thông tin về DNS, không thể không tìm hiểu cơ chế hoạt động của DNS. Vậy DNS hoạt động như thế nào? Đề hiểu hơn về cơ chế hoạt động của DNS, chúng ta sẽ tìm hiểu thông qua một ví dụ cụ thể như sau. Bạn muốn truy cập vào một website nào đó, chẳng hạn như timhieuveDNS.vn.

Cơ chế hoạt động của DNS
Cơ chế hoạt động của DNS

DNS sẽ hoạt động như sau:

  • Đầu tiên, chương trình trên máy của người sử dụng sẽ gửi yêu cầu tìm kiếm địa chỉ tên miền tương ứng với website đã truy cập tới máy chủ quản lý tên miền ( được gọi là name server) cục bộ thuộc mạng của nó.
  • Máy chủ tên miền cục bộ sẽ kiểm tra cơ sở dữ liệu của nó liệu có chứa cơ sở dữ liệu chuyển đổi từ tên miền sang địa chỉ IP của tên miền mà người dùng yêu cầu hay không. Nếu trong trường hợp máy chủ của tên miền cục bộ có cơ sở dữ liệu, thì sẽ được trả lại địa chỉ IP của máy có tên miền đang cần tìm kiếm.
  • Nếu trong trường hợp máy chủ của tên miền cục bộ không chứa cơ sở dữ liệu về tên miền bạn đang tìm kiếm, máy chủ sẽ hỏi lên các tên miền ở mức cao nhất, tức là máy chủ của tên miền làm việc ở mức ROOT. Lúc này, máy chủ của tên miền ở mức ROOT sẽ hướng dẫn cho máy chủ tên miền cục bộ địa chỉ của máy chủ có chứa tên miền quản lý đang tìm kiếm.
  • Sau khi thực hiện xong bước trên, máy chủ tên miền cục bộ sẽ gửi yêu cầu đến máy chủ quản lý tên miền để tìm tên miền bạn muốn tìm kiếm, ví dụ máy chủ quản lý tên miền Việt Nam (.VN) cho tên miền timhieuveDNS.vn .
  • Máy chủ tên miền cục bộ sẽ hỏi máy chủ tên miền quản lý về tên miền mà máy chủ đó quản lý và địa chỉ IP của tên miền. Máy chủ quản lý tên miền sẽ có cơ sở dữ liệu về tên miền mà bạn đang muốn tìm, khi đó địa chỉ IP của tên miền timhieuveDNS.vn  sẽ được gửi kết quả lại cho máy chủ tên miền cục bộ.
  • Bước cuối cùng, các máy chủ tại tên miền cục bộ sẽ truyền thông tin tìm kiếm được đến máy người sử dụng. Người dùng sẽ sử dụng địa chỉ IP đã được tìm ra và kết nối đến server có chưa trang web mà bạn tìm kiếm và truy cập vào trang web.

Các loại DNS Server và vai trò

Trên thực tế, có đến tổng cộng khoảng 4 server tham gia vào trong hệ thống phân giải tên miền, bao gồm.

Các loại DNS Server và vai trò
Các loại DNS Server và vai trò

Root Name Servers

Cũng thường được gọi là Name Server. Đây là Server quan trọng nhất trong hệ thống cấp bậc của DNS. Bạn cũng có thể hiểu rằng, Root Name Server chính là một thư viện để định hướng tìm kiếm giúp bạn.

Theo quy trình thực tế, sau khi nhận yêu cầu từ DNS Recursive Resolver, Root Name Server sẽ phản hồi rằng nó cần tìm trong các top-level domain name servers ( TLD Name Servers ) cụ thể nào.

DNS Recursor

Như đã nhắc đến ở trên, “cạ cứng” này đóng vai trò như một nhân viên cần mẫn, nhận nhiệm vụ lấy và trả thông tin về cho trình duyệt để tìm đúng thông tin mà chúng cần. Nói cách khác, DNS Recursor giữ trách nhiệm liên lạc với các Server khác để phản hồi đến trình duyệt người dùng. Tất nhiên là trong quá trình lấy thông tin, đôi khi nó cũng sẽ cần đến sự giúp đỡ của Root DNS Server.

TLD Nameserver

Khi bạn muốn truy cập Google hay Facebook, thường, phần mở rộng của bạn sẽ là “.com” đúng không? Vậy tôi muốn bạn biết rằng, nó chính là một trong các Top-level Domain đấy. Và Server cho loại Top-level domain này gọi là TLD Nameserver. Đây là nhà quản lý toàn bộ hệ thống thông tin của một phần mở rộng tên miền chung.

Theo trình tự, TLD Name Server sẽ phản hồi từ DNS Resolver, sau đó giới thiệu nó cho một Authoritative DNS Server – hay nơi chứa chính thức nguồn dữ liệu của tên miền đó.

Authoritative Nameserver

Khi DNS Resolver tìm thấy Authoritative Nameserver, đó là lúc mà việc phân giải tên miền diễn ra. Mặt khác, Authoritative Name Server có chứa thông tin cho biết tên miền đang gắn với địa chỉ nào. Nó sẽ cung cấp cho Recursive Resolver địa chỉ IP cần thiết tìm thấy trong danh mục những bản ghi của nó.

Hy vọng bài viết trên đây có thể giúp bạn có thể trả lời được các câu hỏi: DNS là gì? DNS server là gì? cũng như những tác dụng của DNS mang lại. Nếu các thuật ngữ chuyên ngành vẫn còn quá phức tạp, đừng ngần ngại liên hệ với Cú Đêm nhé.

Bài viết này hữu ích với bạn chứ?
Có hữu íchKhông, quá tệ :(

Thẻ bài viết

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận