Quản lý bình luận comments và chống spam cho Website WordPress
Người dùng gửi bình luận như thế nào?
Phần cuối mỗi bài viết sẽ là phần người dùng gửi bình luận, trông nó giống như thế này:
Bố cục sẽ khác nhau tùy từng giao diện (theme), nhưng bao giờ cũng có 4 trường thông tin:
Comment: tức là nội dung của bình luận
Name: tên của người gửi bình luận
Email: địa chỉ email của người gửi bình luận
Website: trang web của người gửi bình luận
Trong đó chỉ có trường website là không bắt buộc điền, còn 3 trường đầu người dùng phải điền mới gửi được. Email có thể được dùng để báo cho người gửi bình luận biết nếu câu hỏi của họ được tác giả hoặc ai đó trả lời, địa chỉ email cũng giúp hiển thị ảnh avatar nếu người dùng email đó đã đăng ký với dịch vụ ảnh avatar toàn cầu có tên là Gravatar. Nói thêm là địa chỉ email sẽ không hiện ra ngoài, chỉ chủ website mới biết địa chỉ email của người gửi bình luận.
OK, tiếp theo chúng ta bắt đầu vào phần thiết lập nhé.
Tùy chỉnh dựa trên các thiết lập có sẵn
Ở Dashboard (bảng tin), các tùy chỉnh liên quan đến bình luận trên WordPress bạn tìm ở phần Cài đặt > Thảo luận (với giao diện tiếng Anh là Settings > Discussion):
Giao diện tùy chỉnh hiện ra như thế này:
Chúng ta sẽ đi vào chi tiết từng phần.
1. Tùy chọn mặc định cho bài viết / trang. Tắt comment trên WordPress nếu muốn
Đây là nội dung tiếng Anh của phần này (tick dấu v nghĩa là được chọn, dưới đây là các thiết lập mặc định khi bạn tạo blog):
Còn đây là phần nội dung tiếng Việt tương ứng (ô trống là bỏ chọn, dưới là các thiết lập được tôi thay đổi rồi – nó thích hợp với tôi, bạn tất nhiên có thể chọn khác):
Giải thích ý nghĩa:
(*) Tôi cần giải thích thêm một chút ở phần này cho những ai quan tâm. Việc thay đổi ở thiết lập này sẽ không áp dụng cho các bài viết cũ mà chỉ áp dụng cho các bài viết mới (kể từ thời điểm lưu thiết lập). Điều này nghĩa là nếu trước đây bạn khóa bình luận, rồi sau đó bạn mở lại thì các bài viết cũ vẫn bị khóa bình luận. Ngược lại nếu trước đây bạn mở bình luận và bây giờ khóa thì chỉ khóa bình luận của bài mới sau này, các bài viết cũ vẫn mở comment.
Còn câu cuối cùng: Những tùy chọn này có thể được chỉnh riêng cho từng bài viết/trang.
Ý của câu trên là, các thiết lập này là toàn cục, áp dụng lên toàn trang web, nhưng một bài viết cụ thể được phép điều chỉnh theo ý riêng, ví dụ như thiết lập bình luận của tất cả bài viết là mở, nhưng một bài cụ thể nào đó bạn chủ động khóa bình luận vẫn được. Điều ngược lại cũng đúng. Mường tượng dễ hiểu thì điều này giống kiểu: phép vua thua lệ làng.
Muốn điều chỉnh mở/tắt comment trên một bài viết cụ thể, ở trình biên tập (sửa bài hoặc đang viết bài) bạn kéo xuống cuối sẽ thấy tùy chọn như thế này:
Ở đây bạn có quyền thay đổi các lựa chọn khác với thiết lập mặc định của toàn bộ website.
2. Các tùy chọn khác về comment
Đây là nội dung tiếng Anh của phần này (những cái được tick là thiết lập mặc định):
Còn đây là phần nội dung tiếng Việt tương ứng:
Giải thích ý nghĩa:
Tác giả của phản hồi phải cung cấp tên và email: điều này có nghĩa là người bình luận phải điền tên và địa chỉ email mới gửi bình luận được. Nếu bạn bỏ chọn cái này, người gửi không cần điền tên và email vẫn gửi được bình luận. Theo mặc định, tùy chọn này được tick, nó có tác dụng giảm spam phần nào, và làm người gửi có ý định nghiêm túc hơn. Ngoài ra một tác dụng bổ sung rất có ích sau này là giúp hiển thị ảnh đại diện (avatar – xem ở phần 7). Lựa chọn cá nhân: giữ nguyên tick chọn như mặc định.
Thành viên phải đăng ký và đăng nhập để phản hồi: điều này có nghĩa là người bình luận phải đăng ký thành viên với website sau đó cần đăng nhập mới trả lời bình luận được. Đây là yêu cầu quá cao trong phần lớn trường hợp. Và đa số chẳng ai muốn phiền phức như vậy chỉ để gửi comment. Vì lý do đó bạn nên bỏ tùy chọn này. Theo mặc định, tùy chọn này cũng không được tick. Lựa chọn cá nhân: bỏ chọn.
Tự động tắt chức năng gửi phản hồi nếu bài viết cũ hơn ngày: điều này có nghĩa là sau 14 ngày bài viết sẽ khóa tính năng bình luận. Con số 14 có thể tùy chỉnh được, tức là bạn có thể tăng giảm tùy ý. Thông thường bạn nên bỏ không chọn tính năng năng này, điều đó cho phép bài của bạn được phép bình luận mãi mãi. Theo mặc định tùy chọn này cũng không được tick. Lựa chọn cá nhân: bỏ chọn.
Dùng chức năng chia lớp phản hồi với lớp trả lời: điều này nghĩa là các bình luận có độ sâu tối đa 5 lớp, với số lượng lớp có thể thay đổi được. Nếu ai đó bình luận, bạn vào trả lời bình luận ở phần bình luận của anh ta thì đó là lớp thứ nhất, anh ta lại vào trả lời bình luận tiếp ngay dưới bình luận vừa xong của bạn thì đó là lớp thứ hai. Nếu bạn từng thấy các comment tranh luận chồng chồng lớp lớp trên Facebook thì nó cũng giống như vậy đấy. Bạn không phải điều chỉnh gì ở đây cả, con số 5 là ổn rồi. Lựa chọn cá nhân: giữ nguyên tick chọn như mặc định.
Chia phản hồi thành nhiều trang với phản hồi cấp cao nhất trong mỗi trang và trang được dùng làm trang đầu tiên. Phản hồi được hiển thị với những phản hồi ở đầu mỗi trang: bình thường cái này bỏ chọn, tính năng này bạn chỉ dùng khi bài viết có rất nhiều bình luận. Rắc rối với bài viết có hàng trăm bình luận là độ dài của nó sẽ rất khủng khiếp, chắc chắn nó ảnh hưởng đến tính tiện dụng và tốc độ tải trang. Giải pháp cung cấp ở đây là chia bình luận thành nhiều trang, chẳng hạn như ở trên có ý là cứ 50 bình luận thì lại được chia thành một trang, trang có bình luận mới nhất sẽ làm trang hiển thị đầu tiên, và trong mỗi trang đó, phản hồi cũ hơn sẽ lên trước. Nếu bạn dùng tính năng này hãy thoải mái thay đổi tùy chọn sao cho ưng ý thì thôi, thí dụ thay vì 50 bạn có thể chuyển thành 20 thôi, thay vì để cũ hơn bạn có thể chuyển thành mới hơn.
3. Gửi email cho tôi khi có ai đó comment
Đây là nội dung tiếng Anh của phần này (những cái được tick là thiết lập mặc định):
Còn đây là phần nội dung tiếng Việt tương ứng:
Giải thích ý nghĩa:
Có ai đó gửi phản hồi: mặc định tính năng này được tick, nhưng bạn nên bỏ chọn đặc biệt nếu trang của bạn có nhiều bình luận. Bởi vì nếu không làm vậy, hòm thư của bạn sẽ chật cứng email. Bạn yên tâm là nếu bạn hay đăng nhập vào blog thì bạn sẽ chẳng bỏ lỡ bất cứ bình luận nào đâu, vì WordPress có thông báo rất rõ ràng hiện đang có bao nhiêu bình luận mới (ở góc trên bên tay trái gần tên trang web).
Có phản hồi chờ xét duyệt: vì lý do tương tự, bạn cũng nên bỏ chọn.
4. Trước khi comment được đăng
Đây là nội dung tiếng Anh của phần này (cái được tick là thiết lập mặc định):
Còn đây là phần nội dung tiếng Việt tương ứng (cái được tick là thay đổi riêng của tôi phù hợp với ý định của mình):
Giải thích ý nghĩa:
Nhận xét phải chờ kiểm duyệt: điều này có nghĩa là bất kỳ bình luận nào cũng phải được duyệt mới hiện ra ngoài được, theo mặc định là không được tick, nhưng bạn nên tick tùy chọn này, nó giúp trang web của bạn giảm tình trang spam tối đa. Không tin ư, bạn có thể bỏ tick 1 tháng xem thế nào! Lựa chọn cá nhân: tick chọn.
Người gửi phản hồi đã từng có phản hồi được chấp nhận: ý là nếu ai đó bình luận mà trước đây bình luận của họ đã được duyệt rồi thì bình luận này của họ sẽ được tự động đăng mà không phải chờ phê duyệt nữa, tính năng này cũng hay, nhưng để đảm bảo chống spam, bạn nên bỏ tick tùy chọn này. Lựa chọn cá nhân: bỏ chọn.
5. Xét duyệt phản hồi/comment
Đây là nội dung tiếng Anh của phần này:
Còn đây là phần nội dung tiếng Việt tương ứng:
Giải thích ý nghĩa:
Phần này chỉ có ý nghĩa nếu ở phần 4 bạn không yêu cầu xét duyệt bình luận – tức là không tick tùy chọn đầu tiên (comment sẽ được đăng ngay khi độc giả gửi). Lựa chọn như vậy làm khu vực comment của bạn có khả năng bị spam rất cao, do vậy ở phần này bạn thiết lập một bộ lọc nhỏ bổ sung để hạn chế các bình luận như vậy.
Giữ một phản hồi trong hàng đợi nếu nó chứa liên kết hoặc nhiều hơn. (Tính chất chung của các phản hồi spam là có nhiều liên kết): đây là một đặc điểm của bình luận spam, họ thường cố gắng tìm backlink, hoặc traffic bằng cách đặt những liên kết không liên quan (không liên quan ở đây ý là đến bài viết của bạn, nhưng dĩ nhiên nó đem lại lợi ích riêng cho họ, thường là tiền bạc hoặc danh tiếng). Bạn có thể tùy chỉnh con số này xuống 1 nếu muốn.
Nếu nội dung chứa tên, liên kết, thư điện tử hay IP, bình luận sẽ bị đưa vào danh sách chờ xét duyệt. Mỗi dòng một từ hoặc IP. Chuỗi kí tự nằm trong từ cũng được tính, ví dụ “press” cũng được tính là xuất hiện trong “WordPress”: điều này có nghĩa là nếu bình luận chứa một từ nào đó bạn sẽ không đăng nó ngay mà sẽ phải chờ xét duyệt, cũng vậy đối với IP nào đấy từng có lịch sử spam hoặc quá khích bạn cũng không muốn comment của họ xuất hiện ngay.
Với những ai mà phần 4 tick chọn bắt buộc xét duyệt mọi comment thì phần 5 này không có ý nghĩa, và bạn không phải làm gì cả.
6. Danh sách đen comment
Đây là nội dung tiếng Anh của phần này:
Còn đây là phần nội dung tiếng Việt tương ứng:
Giải thích ý nghĩa:
Phần này khá giống phần 5, vì nó cũng là bộ lọc comment, nhưng khác ở chỗ nó không liên quan đến phần 4.
Ý nghĩa của phần 6 này là các comment mà có những từ nào đó sẽ ngay lập tức chuyển thẳng vào thùng rác chờ xóa (chẳng phải chờ xét duyệt luôn), thí dụ các bình luận có những từ chửi tục chẳng hạn. Cái này sẽ rất có ích nếu blog của bạn cực kỳ sôi động & bạn đã trải nghiệm nhiều comment tiêu cực tại blog của mình, việc kiểm tra thủ công comment khi ấy sẽ rất vất vả, lọc tự động lúc này sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian, công sức.
Thường ít blog nào sôi động quá mức ở phần comment như vậy nên đa số phần này để trống.
7. Ảnh đại diện
Đây là nội dung tiếng Anh của phần này:
Còn đây là phần nội dung tiếng Việt tương ứng:
Giải thích ý nghĩa:
Hình ảnh đại diện sẽ theo bạn từ nhật ký trực tuyến này đến nhật ký khác, hiển thị bên cạnh tên của bạn khi bạn bình luận tại các trang mạng hỗ trợ hiển thị ảnh đại diện. Tại đây bạn có thể cho phép hiển thị ảnh đại diện của những người bình luận trên trang mạng của bạn: điều này nghĩa là bạn cho phép người dùng và bản thân bạn sử dụng ảnh đại diện mỗi khi comment.
Ảnh đại diện này ở đâu ra? Ảnh đại diện theo mặc định dựa trên địa chỉ email khi người dùng đăng ký tại hệ thống avatar toàn cầu của WordPress tại địa chỉ: https://gravatar.com/ Nếu bạn là chủ website bạn có thể up ảnh đại diện khác theo ý của mình, người bình luận thì không làm được như vậy, họ sẽ chỉ có avatar nếu họ đăng ký tại gravatar.
7.1 Đánh giá phù hợp độ tuổi
Phần này vẫn thuộc về avatar, nó liên quan đến ảnh đại diện của bạn có phù hợp với độ tuổi nào?
Đây là nội dung tiếng Anh của phần này:
Còn đây là phần nội dung tiếng Việt tương ứng:
Ý nghĩa của nó rất rõ ràng rồi nên mình không cần giải thích gì thêm. Thường thì bạn để ảnh đại diện là G, phù hợp với mọi đối tượng.
7.2 Ảnh đại diện mặc định
Đây là nội dung tiếng Anh của phần này:
Còn đây là phần nội dung tiếng Việt tương ứng:
Phần này dùng trong trường hợp người gửi bình luận chưa đăng ký trên gravatar nên họ sẽ không có ảnh đại diện của riêng mình, khi ấy tùy theo ý thích bạn có thể chọn ảnh đại diện cho họ. Hình người vô danh như mặc định là lựa chọn khá hợp lý. Nếu bạn muốn phần comment trông đẹp mắt hơn bạn có thể chọn hình khác.
Trang chủ ▶ Cách quản lý các Comment bình luận trên Website WordPress
Cách quản lý các Comment bình luận trên Website WordPress
Mục nội dung
Quản lý bình luận comments và chống spam cho Website WordPress
Người dùng gửi bình luận như thế nào?
Phần cuối mỗi bài viết sẽ là phần người dùng gửi bình luận, trông nó giống như thế này:
Bố cục sẽ khác nhau tùy từng giao diện (theme), nhưng bao giờ cũng có 4 trường thông tin:
Trong đó chỉ có trường website là không bắt buộc điền, còn 3 trường đầu người dùng phải điền mới gửi được. Email có thể được dùng để báo cho người gửi bình luận biết nếu câu hỏi của họ được tác giả hoặc ai đó trả lời, địa chỉ email cũng giúp hiển thị ảnh avatar nếu người dùng email đó đã đăng ký với dịch vụ ảnh avatar toàn cầu có tên là Gravatar. Nói thêm là địa chỉ email sẽ không hiện ra ngoài, chỉ chủ website mới biết địa chỉ email của người gửi bình luận.
OK, tiếp theo chúng ta bắt đầu vào phần thiết lập nhé.
Tùy chỉnh dựa trên các thiết lập có sẵn
Ở Dashboard (bảng tin), các tùy chỉnh liên quan đến bình luận trên WordPress bạn tìm ở phần Cài đặt > Thảo luận (với giao diện tiếng Anh là Settings > Discussion):
Giao diện tùy chỉnh hiện ra như thế này:
Chúng ta sẽ đi vào chi tiết từng phần.
1. Tùy chọn mặc định cho bài viết / trang. Tắt comment trên WordPress nếu muốn
Đây là nội dung tiếng Anh của phần này (tick dấu v nghĩa là được chọn, dưới đây là các thiết lập mặc định khi bạn tạo blog):
Còn đây là phần nội dung tiếng Việt tương ứng (ô trống là bỏ chọn, dưới là các thiết lập được tôi thay đổi rồi – nó thích hợp với tôi, bạn tất nhiên có thể chọn khác):
Giải thích ý nghĩa:
(*) Tôi cần giải thích thêm một chút ở phần này cho những ai quan tâm. Việc thay đổi ở thiết lập này sẽ không áp dụng cho các bài viết cũ mà chỉ áp dụng cho các bài viết mới (kể từ thời điểm lưu thiết lập). Điều này nghĩa là nếu trước đây bạn khóa bình luận, rồi sau đó bạn mở lại thì các bài viết cũ vẫn bị khóa bình luận. Ngược lại nếu trước đây bạn mở bình luận và bây giờ khóa thì chỉ khóa bình luận của bài mới sau này, các bài viết cũ vẫn mở comment.
Còn câu cuối cùng: Những tùy chọn này có thể được chỉnh riêng cho từng bài viết/trang.
Ý của câu trên là, các thiết lập này là toàn cục, áp dụng lên toàn trang web, nhưng một bài viết cụ thể được phép điều chỉnh theo ý riêng, ví dụ như thiết lập bình luận của tất cả bài viết là mở, nhưng một bài cụ thể nào đó bạn chủ động khóa bình luận vẫn được. Điều ngược lại cũng đúng. Mường tượng dễ hiểu thì điều này giống kiểu: phép vua thua lệ làng.
Muốn điều chỉnh mở/tắt comment trên một bài viết cụ thể, ở trình biên tập (sửa bài hoặc đang viết bài) bạn kéo xuống cuối sẽ thấy tùy chọn như thế này:
Ở đây bạn có quyền thay đổi các lựa chọn khác với thiết lập mặc định của toàn bộ website.
2. Các tùy chọn khác về comment
Đây là nội dung tiếng Anh của phần này (những cái được tick là thiết lập mặc định):
Còn đây là phần nội dung tiếng Việt tương ứng:
Giải thích ý nghĩa:
3. Gửi email cho tôi khi có ai đó comment
Đây là nội dung tiếng Anh của phần này (những cái được tick là thiết lập mặc định):
Còn đây là phần nội dung tiếng Việt tương ứng:
Giải thích ý nghĩa:
4. Trước khi comment được đăng
Đây là nội dung tiếng Anh của phần này (cái được tick là thiết lập mặc định):
Còn đây là phần nội dung tiếng Việt tương ứng (cái được tick là thay đổi riêng của tôi phù hợp với ý định của mình):
Giải thích ý nghĩa:
5. Xét duyệt phản hồi/comment
Đây là nội dung tiếng Anh của phần này:
Còn đây là phần nội dung tiếng Việt tương ứng:
Giải thích ý nghĩa:
6. Danh sách đen comment
Đây là nội dung tiếng Anh của phần này:
Còn đây là phần nội dung tiếng Việt tương ứng:
Giải thích ý nghĩa:
7. Ảnh đại diện
Đây là nội dung tiếng Anh của phần này:
Còn đây là phần nội dung tiếng Việt tương ứng:
Giải thích ý nghĩa:
7.1 Đánh giá phù hợp độ tuổi
Phần này vẫn thuộc về avatar, nó liên quan đến ảnh đại diện của bạn có phù hợp với độ tuổi nào?
Đây là nội dung tiếng Anh của phần này:
Còn đây là phần nội dung tiếng Việt tương ứng:
Ý nghĩa của nó rất rõ ràng rồi nên mình không cần giải thích gì thêm. Thường thì bạn để ảnh đại diện là G, phù hợp với mọi đối tượng.
7.2 Ảnh đại diện mặc định
Đây là nội dung tiếng Anh của phần này:
Còn đây là phần nội dung tiếng Việt tương ứng:
Phần này dùng trong trường hợp người gửi bình luận chưa đăng ký trên gravatar nên họ sẽ không có ảnh đại diện của riêng mình, khi ấy tùy theo ý thích bạn có thể chọn ảnh đại diện cho họ. Hình người vô danh như mặc định là lựa chọn khá hợp lý. Nếu bạn muốn phần comment trông đẹp mắt hơn bạn có thể chọn hình khác.
Thẻ bài viết
HTML và CSS làm nút liên hệ đẹp
Lộ trình học Node.js chi tiết giúp bạn thành công
Cách tải Minecraft chơi miễn phí trên Mac hay PC hoặc Linux
Cách thêm Thông Báo MotD Cho Người Dùng với Shell Access trên cPanel CageFS CloudLinux
Kiểm tra và kích hoạt người dùng CageFS trên SSH
Hướng Dẫn Cài Đặt Node.js Trên Máy Chủ Cpanel Sử Dụng SSH không cần root/sudo
Cloudlinux và các phần mềm liên quan, nên cài cái nào trước cái nào sau?
Sửa lỗi không thay đổi được Profiles trong EasyApache 4 của WHM trên máy chủ Cloudlinux
Nút gọi ngay bắt mắt cho website
Dell Technologies là gì?