Hướng dẫn cách thay đổi theme cho blog WordPress
Trong hướng dẫn này Ngọc sẽ tập trung chia sẻ cho bạn cách thay đổi theme, tức là bạn đang dùng một theme cũ nhưng muốn thay đổi sang một theme mới. Quy trình sẽ gồm các bước sau:
Bước 1: Lưu lại các widget & code tuỳ chỉnh
Trong quá trình sử dụng WordPressd để viết blog rất có thể bạn đã thực hiện nhiều thủ thuật để tuỳ chỉnh tối ưu blog, thêm các thành phần cho widget ở khu vực sildebar và footer như: Thêm banner quảng cáo, các đoạn code, mã quảng cáo google adsense…
Hãy lưu lại tất cả những đoạn code này để sau khi thay đổi theme cần thêm lại vào giao diện mới. Cách của Ngọc là tạo một file văn bản sau lưu và ghi chú từng đoạn code như hình dưới đây.
Ngoài ra bạn cũng cần lưu ý file functions.php, đây là file mà rất hay thêm các đoạn code vào để tối ưu blog, lưu lại nhé.
Bước 2: Lưu lại menu và đường link URL
Thông thường mỗi theme sẽ có các cấu trúc và vị trí menu khác nhau, do đó trước khi thay đổi theme bạn cần lưu lại tất cả những menu của theme hiện tại. Bạn có thể chụp ảnh màn hình lại như bên dưới.
Việc này để bạn ghi nhớ vị trí cũng như các trang, post nơi menu trỏ đến để sau khi thay đổi theme bạn chỉ cần setup lại chính xác các vị trí.
Bước 3: Backup dữ liệu
Backup (sao lưu) dữ liệu blog trước khi chính thức thay đổi theme là việc rất cần thiết. Công việc này thường chỉ mất khoảng 2 phút nhưng nó đảm bảo sự an toàn cho bạn đấy.
Vì không may nếu có lỗi gì đó xảy ra sau khi thay đổi theme thì bạn chỉ cần phục hồi lại như cũ trong vài click chuột.
Chúng tôi sẽ hướng dẫn nhanh cho bạn cách backup thủ công luôn nhé, để backup chỉ cần đăng nhập vào tài khoản cPanel -> File Manager
Tiếp theo chọn thư mục blog của bạn (1) -> click Select All (2) -> Click Compress (3)
Sau đó chọn định dạng nén “GZiped Tar Archive”
Đặt tên file và nhấn “Copress File”
Thời gian nén tuỳ thuộc vào dung lượng file, sau đó bạn sẽ thấy cửa sổ như bên dưới. Nhấn “Close”
Bây giờ bạn sẽ thấy file vừa nén được, chọn file nén đó và nhấn “Download” để tải về máy.
Như vậy bạn đã có toàn nộ mã nguồn được lưu về máy rồi, bây giờ bạn cần nén và tải về file database nữa là xong.
Vẫn ở trong giao diện cPanel, chọn “phpMyAdmin”
Tiếp theo chọn Database (1) -> Tíck chọn “Theo dõi bảng…(2)” -> Click “Xuất” (3)
Bạn có thể để mặc định như bên dưới sau đó chọn “Thực hiện” để tải về file Database định dạng .sql
Như vậy là đã xong, bây giờ bạn đã có đủ 2 file nén là bộ mã nguồn và database của blog rồi.
Bước 4: Bật chế độ bảo trì (maintenance mode) cho blog
Trong quá trình thay đổi giao diện blog tất nhiên sẽ ảnh hưởng đến trải nghiệm của người dùng, do đó Ngọc khuyên bạn nên bật chế độ bảo trì khoảng 20-30 phút để thông báo với người đọc.
Để làm việc này có rất nhiều plugin, tuy nhiên Ngọc cũng đề xuất luôn cho bạn một plugin miễn phí từ Mythemeshop đó là Launcher.
Ok vậy là bây giờ bạn có thể an tâm để tiến hành thay đổi giao diện cho blog rồi. Thực ra đây chính là bước cài đặt theme mới.
Để cài theme bạn vào Appearance -> Themes
Chọn Add New
Chọn tiếp “Upload Theme” để tải file theme định dạng zip lưu ở trên máy tính lên (đây là cách cài theme bản quyền – tức là khi mua theme bạn sẽ nhận được file nén zip)
Sau khi tải file theme lên, click nút “Install Now” để bắt đầu cài đặt
Sau khi cài xong bạn có thể nhấn vào “Live Preview” để xem theme hiển thị như thế nào trước khi chính thức kích hoạt theme nhé.
Bây giờ bạn sẽ nhìn thấy theme của bạn hiển thị như thế nào, bạn nên xem ở cả 3 chế độ hiện thị là máy tính bàn, máy tính bảng và điện thoại bằng cách click vào 3 biểu tượng ở góc dưới bên trái nhé.
Nếu ok rồi thì nhấn “Activate & Publish” để kích hoạt theme.
Bây giờ để cấu hình cho theme mới cài bạn có thể vào “Customize” nhé
Với các sản phẩm theme từ nhà cung cấp Mythemeshop thì việc cấu hình giao diện sẽ đơn giản và trực quan hơn vì họ đều tích hợp panel riêng (như hình dưới)
Như vậy là việc thay đổi theme của bạn đã hoàn tất, bây giờ blog của bạn đã “khoác chiếc áo mới” rồi. Tuy nhiên sẽ có một số lưu ý sau khi thay đổi theme đó là…