Cú Đêm: Bài viết, thủ thuật, hướng dẫn về cấu hình máy chủ, website và kiến thức nâng cao.

Tổng hợp 6 DNS được sử dụng phổ biến nhất hiện nay

Mục nội dung

Tra cứu DNS như thế nào và có những loại DNS nào phổ biến? Đây là câu hỏi khá mới mẻ đối với những ai đang tìm hiểu và muốn tạo website riêng. Đừng bỏ lỡ bài viết này bởi sau đây Đêm Solution sẽ chia sẻ tới bạn đọc tất tần tật thông tin liên quan đến DNS.

Phân biệt Public DNS và Private DNS

Sự khác biệt giữa Public DNS với Private DNS là gì?

Phân biệt Public DNS và Private DNS
Phân biệt Public DNS và Private DNS

Public DNS hay còn gọi là DNS công khai là thứ mà hầu hết mọi người đều quen thuộc. Chúng thường được cung cấp cho doanh nghiệp của bạn bởi ISP của bạn. DNS công khai duy trì bản ghi các tên miền công khai có thể truy cập được từ bất kỳ thiết bị nào có truy cập internet.

Private DNS, hay DNS riêng nằm sau tường lửa của công ty và duy trì hồ sơ của các trang nội bộ. Nhân viên của công ty sử dụng DNS riêng để truy cập các trang web. Thông thường, Public DNS là lựa chọn phổ biến cho các công ty nhỏ không có mạng nội bộ lớn để quản lý.

Tra cứu DNS gồm các bước nào?

Thông thường, thông tin tra cứu DNS sẽ được lưu trữ trong bộ nhớ cache bên trong máy tính truy vấn hoặc từ xa trong cơ sở hạ tầng DNS. Khi thông tin DNS được lưu trong bộ nhớ cache, một vài bước của quy trình tra cứu DNS sẽ được loại bỏ và quy trình sẽ nhanh hơn.

Tra cứu DNS
Tra cứu DNS

Nhưng nếu không có cache, tra cứu DNS gồm 8 bước như sau:

Bước 1: Người dùng nhập “example.com” vào trình duyệt web và truy vấn trên Internet. Và được nhận bởi DNS Recursive Resolver.

Bước 2: Resolver sau đó truy vấn một root nameserver DNS (.).

Bước 3: Root Nameserver phản hồi resolver bằng địa chỉ của máy chủ DNS tên miền cấp cao (TLD) (chẳng hạn như .com hoặc .net), nơi lưu trữ thông tin cho các tên miền của nó. Khi tìm kiếm example.com, yêu cầu ban đầu là hướng tới TLD.com.

Bước 4: Resovler sau đó thực hiện một yêu cầu tới TLD.com.

Bước 5: Sau đó, máy chủ TLD phản hồi với địa chỉ IP nameserver của domain example.com.

Bước 6: Cuối cùng, recursive resolver gửi một truy vấn đến nameserver của tên miền.

Bước 7: Địa chỉ IP cho example.com sau đó được trả về từ nameserver.

Bước 8: DNS Resovler sau đó trả lời trình duyệt web bằng địa chỉ IP của tên miền được yêu cầu ban đầu.

Bước 9: Khi 8 bước tra cứu DNS đã trả về địa chỉ IP cho example.com. Trình duyệt có thể đưa ra yêu cầu cho trang web. Trình duyệt tạo một yêu cầu HTTP đến địa chỉ IP.

Bước 10: Máy chủ tại IP đó trả về trang web sẽ được hiển thị trong trình duyệt (bước 10).

Top 6 Domain Name System được sử dụng phổ biến nhất

Trên đây, chúng ta đã tìm hiểu khái niệm về DNS là gì cũng như tầm quan trọng của DNS trong sử dụng internet hằng ngày. Dưới đây là 6 DNS phổ biến hiện nay:

Top 6 Domain Name System
Top 6 Domain Name System

DNS Google

Với tốc độ nhanh, ổn định, thuận tiện cho mọi đối tượng sử dụng, DNS Google trở thành một trong những DNS Server được sử dụng nhiều nhất, phổ biến nhất hiện nay.

Các thông số của DNS Google:

8.8.8.8

8.8.4.4

DNS Cloudflare

Giúp điều phối lượng truy cập qua lớp bảo vệ của mình, không thể không nhắc đến DNS Cloudflare.

Cloudflare cung cấp tính năng bảo vệ DDoS tích hợp sẵn và DNSSEC bằng một cú nhấp chuột để đảm bảo các ứng dụng của bạn luôn được bảo vệ khỏi các cuộc tấn công DNS. DNS có thẩm quyền của chúng tôi là DNS nhanh nhất trên thế giới, cung cấp tốc độ tra cứu DNS trung bình là 11ms và lan truyền DNS trên toàn thế giới trong vòng chưa đầy năm giây.

Các thông số của DNS Cloudflare:

1.1.1.1

1.0.0.1

DNS OpenDNS

DNS OpenDNS được nhiều người sử dụng bởi hoàn toàn có thể tìm kiếm máy chủ Domain name system công cộng rất nhanh chóng. Có 2 yếu tố chính làm cho DNS trở nên nhanh hơn, đó là bộ nhớ cache lớn và hệ thống mạng tốt. OpenDNS có hệ thống cache rất lớn đặt tại các giao điểm của mạng internet. Điều này thực sự làm tăng tốc độ duyệt web của bạn lên rất nhiều.

Bên cạnh đó đây cũng là một DNS server nằm trong top những DNS server có khả năng  bảo vệ máy tính trước các sự tấn công trên mạng internet.

Ngoài ra, khi bạn gõ sai địa chỉ website thì trình duyệt sẽ không thể truy cập trang web đó được. Nhưng với OpenDNS thì khác. Khi bạn gõ sai tên miền, ví dụ như yahoo.cmo hay google.mco thì OpenDNS sẽ tự động chỉnh lại cho đúng thành yahoo.com và google.com. Các thông số của OpenDNS:

208.67.222.222

208.67.220.220​

DNS VNPT

VNPT là một nhà mạng khá nổi tiếng tại Việt Nam, cung cấp các DNS Server đến người dùng, đặc biệt là những người sử dụng đường truyền mạng đến từ VNPT.

Các thông số của DNS VNPT:

203.162.4.191

203.162.4.190

DNS Viettel

Viettel cũng là một nhà mạng lâu đời tại Việt Nam với đường truyền internet mạnh. DNS Server của Viettel hiện nay đang là một trong những lựa chọn phổ biến cho người dùng

Các thông số của DNS Viettel có thể cập nhật và sử dụng cho máy tính, điện thoại, máy tính bảng giúp tăng tốc độ mạng:

203.113.131.1

203.113.131.2

DNS FPT

Giống như VNPT, Viettel. DNS FPT cũng tương tự như hai DNS Server ở trên.

Các thông số của DNS FPT:

210.245.24.20

210.245.24.22

Trên đây là bài viết chia sẻ đến bạn hiểu rõ hơn về cách tra cứu DNS và những loại DNS phổ biến. Ngoài ra nếu bạn cần thêm các DNS khác, bạn có thể truy cập vào bài viết Danh sách máy chủ DNS trên toàn thế giới tại Website bạn bè: Gửi Cách.Com. Hy vọng với thông tin trên sẽ giúp bạn có thêm nguồn tham khảo và hỗ trợ phần nào trong việc tạo website. Nếu bạn có thắc mắc hay cần tư vấn gì, đừng ngần ngại hãy liên hệ với Đêm Solution liền để được giải đáp nhanh nhất nhé!

Bài viết này hữu ích với bạn chứ?
Có hữu íchKhông, quá tệ :(

Thẻ bài viết

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận